BẬT MÍ NHỮNG “BÍ ẨN” KHI MẸ MANG THAI
hotline (028) 38 255 777
Mua Ayaka

BẬT MÍ NHỮNG “BÍ ẨN” KHI MẸ MANG THAI

Ngày tạo: 05-10-2019

Mẹ có biết rằng, không chỉ có mình mẹ bảo vệ thai nhi mà con trong bụng cũng sẽ có những cách riêng để quan tâm, bảo vệ mẹ trong suốt thai kỳ.

Vô cùng ngạc nhiên nhưng đây chính xác là sự thật, vậy bé đã làm những gì để bảo vệ mẹ, mẹ có biết không?

“Sưởi ấm” cho mẹ

Khi mang thai, em bé trong bụng mẹ có thể “tạo ra” những tác động cực kỳ có lợi cho hệ tim của mẹ. Cụ thể là bằng việc sử dụng những tế bào nhau thai của mình để “sưởi ấm” trái tim cho mẹ. Vừa nằm trong bụng mẹ, em bé sẽ không ngừng sản xuất ra thêm các tế bào gan, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho mẹ, giúp mẹ khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày.

(Hình ảnh tham khảo)

Bằng sự bảo vệ vô cùng đáng yêu này, các tế bào nhau thai sẽ tiến hành tiêu diệt những loại vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và giúp mẹ hạn chế mắc các căn bệnh vặt hơn.

Cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ

Như đã đề cập ở trên, thai nhi có thể tạo ra những tế bào gốc nhằm bảo vệ bản thân mình và cả sức khỏe của người mẹ. Mỗi ngày thai nhi sẽ đều đặn nhận chất dinh dưỡng từ người mẹ quá các thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Các chất dinh dưỡng này được truyền đến với thai nhi thông qua nhau thai và được chuyển hóa thành tế bào gốc. Lượng tế bào gốc vô cùng có lợi này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng thai nhi lớn nhanh, khỏe mạnh.

Không những thế, thai nhi còn truyền các tế bào gốc này đi, cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ sự dẻo dai, sức khỏe của cả bản thân mình lẫn người mẹ. Vì thế, dĩ nhiên sức đề kháng cũng như cơ thể người mẹ cũng trở nên cứng cáp, khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Giúp mẹ phòng chống ung thư

Các tế bào gốc do em bé tạo ra trong quá trình nằm ở bụng mẹ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn mẹ tưởng rất nhiều. Ngoài việc cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, các loại tế bào gốc này còn được lưu giữ ổn định trong cơ thể người mẹ và giúp mẹ phòng ngừa được nguy cơ mắc ung thư ở mức tối đa.

Khi nhận được tín hiệu một tế bào trên cơ thể mẹ mắc ung thư hoặc bị hư hỏng, lượng tế bào gốc của thai nhi sẽ tiến hành tiêu diệt các mầm mống ung thư này và đồng thời cũng “bắt tay” vào việc sửa chữa các tế bào bị hư hỏng ấy.

Cố gắng cùng mẹ trong quá trình sinh nở

Thời khắc vượt cạn, mẹ phải chịu đựng những cơn đau đớn kinh hoàng. Để con yêu chào đời an toàn không chỉ cần mỗi sự cố gắng của mẹ mà còn phải có được sự đóng góp, hỗ trợ từ thai nhi. Con sẽ giúp cho quá trình sinh nở của mẹ diễn ra dễ dàng hơn bằng cách tự di chuyển xuống đường sinh vào giai đoạn cuối, quay đầu trước sinh, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để có thể chào đời nhanh chóng và giảm bớt đau đớn cho mẹ.

Mẹ thấy đấy, không chỉ có mỗi mình mẹ luôn lo lắng, bảo vệ cho con mà con từ khi còn ở trong bụng mẹ cũng sẽ có những cách riêng để chăm sóc, bảo vệ cho mẹ đấy ạ. Biết được điều này, chắc chắn sẽ có không ít chị em phải rơi nước mắt vì cảm động, con đáng yêu quá mà đúng không mẹ ơi?

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Biết chính xác thai đã vào tử cung hay chưa

(Hình ảnh tham khảo)

Khi cảm nhận cơ thể có dấu hiệu thay đổi bất thường, đặc biệt là biểu hiện mang thai sớm, chị em cần kiểm tra chính xác việc mình đã mang thai hay chưa. Bạn có thể test nhanh tại nhà bằng que thử thai hoặc tới các cơ sở y tế chuyên khoa để xem có thai nhưng thai đã vào tử cung hay chưa. Việc này giúp đề phòng nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cho thai phụ.

Lựa chọn nơi khám thai

Chị em khi mới mang thai lần đầu có thể lúng túng trong việc tìm cho mình một địa chỉ khám thai uy tín. Bạn nên đến khám thai tại các bệnh viện chuyên sản phụ khoa hoặc hỏi thăm bạn bè, người thân để chọn cho mình một bác sĩ hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín.

Đối mặt với cơn ốm nghén

Ốm nghén là một trong những nỗi sợ của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Chị em thường có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, sút cân nhanh chóng. Thông thường, các triệu chứng này sẽ qua nhanh từ tuần thứ 12 trở đi. Tuy nhiên không ít thai phụ có thể ốm nghén 5, 6 tháng hoặc đến tận ngày sinh nở.

Thời gian sinh: Ngày sinh thực tế có thể sớm, muộn hơn ngày dự sinh

Ngày dự kiến sinh dựa vào siêu âm 3 tháng đầu hay kỳ kinh cuối, nếu mẹ kinh nguyệt đều 28 ngày. Chỉ có khoảng 5 - 10% các mẹ bầu sinh con đúng ngày dự sinh, còn lại phần lớn đều sinh trước hoặc sau thời điểm đó. Vì vậy nếu đến ngày dự sinh mà Quỳnh Nga chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cũng không nên lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để nắm được tình hình của bé.

Nhiều mẹ bầu khá lo lắng khi ngày dự sinh của mình thay đổi qua mỗi lần siêu âm. Thực tế, lúc này ngày dự sinh được máy tính toán dựa trên sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy nếu thai nhi phát triển nhanh hay chậm hơn bình thường cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả. Thăm khám với bác sỹ chuyên khoa để được được tư vấn và theo dõi thai kỳ.

Những hoạt động mẹ bầu nên tránh

(Hình ảnh tham khảo)

Xoa bụng khi mang thai có thể kích thích sinh non

  • Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
  • Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
  • Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông! Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết liên quan