Vậy mẹ bầu phải ăn uống khi mang thai như thế nào thì tốt nhất?
Nguyên tắc 1: Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Trong bữa ăn của bạn, nhất thiết phải có sự “xuất hiện” của các dưỡng chất sau:
- Axit folic
- Sắt
- Canxi
- Protein
Đặc biệt là canxi, khi cơ thể mẹ không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho bé, thì thai nhi sẽ lấy canxi từ xương và răng của mẹ, khiến bạn gặp phải nguy cơ bị loãng xương rất cao.
(Hình ảnh tham khảo)
Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không đáp ứng đủ các nhóm chất trên thì bạn nên điều chỉnh lại việc ăn uống của mình lại ngay, để đảm bảo sức khỏe của bản thân mẹ và cả thai nhi.
Tuy nhiên, giữa chất lượng và số lượng không liên quan đến nhau nhé. Việc bạn ăn nhiều không có nghĩa là bạn đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Nếu như đã có cân nặng “chuẩn” khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu tiên, bạn không cần phải nạp thêm calo. Bạn chỉ cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong 3 tháng tiếp theo và 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ. Còn nếu bạn bị thừa hay thiếu cân, bạn sẽ cần nạp ít hoặc nhiều hơn lượng ở trên, điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn dựa trên lời khuyên bác sĩ dành cho bạn.
Nguyên tắc 2: “Tẩy chay” những thực phẩm có hại
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tránh xa các món ăn sau:
- Đồ tái, sống như: hải sản, shushi, gỏi, thịt bò tái, trứng sống,…
- Sữa chưa tiệt trùng.
- Phô mai mềm: Brie hay Camember và phô mai Mexico như queso blanco
- Pa-tê
- Gan động vật
Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm.
Gần như tất cả các loại cá đều có chứa thủy ngân hay nguyên tố kim loại nào đó và điều này sẽ có tác hại lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên tiêu thụ khoảng 300-400gr cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn một tuần.
(Hình ảnh tham khảo)
Nguyên tắc 3: Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất
Khi bạn không chắc rằng liệu mình có bổ sung dưỡng chất đủ “chỉ tiêu” hay không thì bạn có thể nhờ đến “sự trợ giúp” của thuốc uống, nhưng phải được sự chỉ định của bác sĩ.
Với những mẹ bầu ăn chay hoặc gặp phải một số bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hoặc có tiền sử sinh non…thì bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng và cách “khắc phục” để đảm bảo rằng cơ thể bạn cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Một nguyên tắc bạn luôn phải ghi nhớ khi uống các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng là “tham thì thâm”. Tuyệt đối không được dùng quá liều bất cứ loại vitamin, khoáng chất hay thảo dược nào mà không được sự tư vấn, cho phép của bác sĩ vì việc này chỉ mang lại những tác hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
(Hình ảnh tham khảo)
Nguyên tắc 4: Không nên ăn kiêng trong khi mang thai
Việc giảm cân khi mang thai không chỉ đơn giản là làm giảm cân nặng của cơ thể bạn mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Những thai phụ có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân khoa học sẽ sinh được những đứa trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, nếu đang ăn uống “kham khổ” và chậm tăng cân, bạn nên cân nhắc lại.
Nguyên tắc 5: Chia nhỏ bữa ăn
Nguyên tắc này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bà mẹ đang gặp phải vấn đề với việc ốm nghén của mình. Hãy thử chia nhỏ bữa ăn của mình thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, việc này sẽ làm giảm các triệu chứng nôn, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu…
Khi mang thai, sự phát triển của em bé sẽ tạo ra sự chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, vì vậy cơ thể bạn lúc này sẽ không còn không gian cho những bữa ăn nữa. Nếu giữa những bữa ăn chính và bạn cảm thấy rất đói, bạn nên ăn bất cứ thứ gì bạn có thể, nhưng nhớ là ăn nhẹ thôi nhé. Nhưng cần phải lựa chọn một cách “khôn ngoan”, tránh ăn vặt vì chúng mang lại lượng calo nhiều nhưng lại không đám ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bạn cần.
Với một chế độ ăn uống phù hợp cùng những thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp bạn đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.
Nguyên tắc 6: Tăng cân dần dần
Tăng cân là một trong những dấu hiệu quan trọng của thai kỳ, điều này phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tăng từ 300gr đến 1,5kg và sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300gr trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Với những mẹ mang thai đôi, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về tốc độ tăng cân hợp lý. Và bạn sẽ cần tăng cân nhiều hơn so với các bà mẹ chỉ mang thai một em bé.
(Hình ảnh tham khảo)