1. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai:
Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa.
Nếu đang có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra chăm sóc sức khỏe để giúp thai kỳ được khỏe mạnh. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong những tuần đầu. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bạn có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.
- Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu đang muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.
(Hình ảnh tham khảo)
2. Tránh nhiễm trùng:
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách:
- Rửa tay thường xuyên khi nấu thức ăn. Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở mức 2 – 4ºC và nhiệt độ tủ đông ở –18ºC.
- Không ăn những thực phẩm chưa được nấu chín, phô mai chưa được khử trùng và các loại thịt nguội. Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai.
- Nước ép chưa khử trùng cũng có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli hoặc Salmonella. Do đó, bạn nên tránh.
- Mang găng tay khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Tiêm ngừa cúm để phòng ngừa bệnh
3. Tập thể dục thường xuyên:
Nếu bạn có một kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, điều đó rất tốt. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số việc nhỏ nhặt mà bạn có thể làm như đi thang bộ thay vì thang máy, đỗ xe cách nơi làm việc vài mét… Bạn có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ.
(Hình ảnh tham khảo)
4. Chuẩn bị tài chính:
Tài chính là một vấn đề quan trọng không kém. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề bảo hiểm. Kiểm tra xem bệnh viện mà bạn khám có được chi trả bảo hiểm không. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, bạn hãy lựa chọn một bệnh viện sản phụ khoa phù hợp nhé.
5. Chế độ dinh dưỡng:
Bạn không cần phải ăn quá nhiều nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày, uống 2 ly sữa và ăn một hũ sữa chua. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế uống rượu và cà phê.
- Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Ăn nhiều cà rốt vì nó chứa nhiều vitamin A và D.
6. Có nên bổ sung vitamin?
Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
- Vì sao nên cung cấp đủ lượng axit folic trước khi mang thai?
Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.
- Vì sao nên cung cấp đủ lượng sắt khi mang thai?
Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.
7. Bạn đã thực sự sẵn sàng?
Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:
- Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con?
- Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ?
- Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của việc làm mẹ?
- Bạn có thể cân bằng giữa công việc và gia đình?
- Nếu có sự khác biệt tôn giáo, bé sinh ra sẽ như thế nào?